đang tải nội dung...

Nhận diện và cứ đấu tranh phản bác quan điểm “chính trị hóa” các vụ án kinh tế của các thế lực thù địch phản động

15/04/2024240 lượt xem

Hiện nay việc nhận diện và xây dựng luận cứ đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội, Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp. 

Tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, công tác này được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu. 

Tuy nhiên, đất nước ta càng đạt được những thành tựu phát triển to lớn, các thế lực thù địch, phản động lại càng hằn học tìm mọi cách để chống phá. Chúng thay đổi phương thức, thủ đoạn chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng một cách tinh vi và xảo quyệt hơn. Hoạt động của chúng có lúc âm thầm, lẩn khuất, có lúc công khai, trắng trợn; thường tập trung vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trong nước, sự kiện đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, hoặc thời điểm xảy ra các vụ, việc phức tạp, nhạy cảm.

Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ, chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, luôn toan tính tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, lý luận trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta, với âm mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển quỹ đạo phát triển của đất nước ta đi chệch hướng XHCN.

Trong những ngày vừa qua Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, Các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội (Zalo, Facebook, TikTok…), các hình thức truyền thông mới để tuyên truyền chống phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có “kịch bản”, đánh vào nhận thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành bão”. Chúng tận dụng tối đa hệ thống phát thanh, báo chí, xuất bản ở nước ngoài, các kênh facebook, youtube... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật như giả”, “giả như thật”. Chúng dựng lên các video clip, phóng sự có giao diện giống như của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn và một số báo, đài chính thống để đưa tin. Mánh lới của chúng là giật tít, “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người theo hướng “chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Những “con số khủng” từ vụ án xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm?

Trương Mỹ Lan với vai trò chủ mưu của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, được dư luận truyền thông trong nước và quốc tế đánh giá là vụ “đại án” có tính chất rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để “rút ruột” ngân hàng, tham ô, tham nhũng gây thiệt hại cho Nhà nước và các tổ chức, cá nhân với tổng số hơn 400.000 tỷ đồng. Đồng phạm giúp sức, cấu kết với Trương Mỹ Lan có 41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước... và nhiều cá nhân khác.

Chính vì tính chất phức tạp và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án nên các cơ quan thực thi pháp luật đã phải xử lý một khối lượng công việc khổng lồ, với khoảng 6 tấn hồ sơ hang triệu trích lục và tài liệu. 

Điều tra, khám phá thành công vụ án đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng này là sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của các cơ quan thực thi pháp luật; thể hiện tinh thần kiên quyết, kiên trì trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... của Đảng, Nhà nước ta. Những kẻ làm ăn bất chính, có hành vi tiêu cực, suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... sẽ phải chịu những chế tài nghiêm khắc của pháp luật. Tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ và hiệu lực của sức mạnh cảnh báo, răn đe, nghiêm trị đã được thực thi rất nghiêm minh, thông suốt.

Tuy nhiên, với âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước, nhiều phương tiện, ấn phẩm truyền thông mang tư tưởng thù địch và tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội của các thành phần bất mãn, cơ hội chính trị, các đối tượng thù địch trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài... lại cố tình bẻ cong sự thật, xuyên tạc, lèo lái vụ án đi theo một hướng khác. nhiều phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại và các tài khoản của các tổ chức phản động trên mạng xã hội đã liên tục phát, đăng tải những nội dung theo hướng “chính trị hóa” vụ án kinh tế để lèo lái dư luận. Chúng lợi dụng thành phần xuất thân của Trương Mỹ Lan và một số đối tượng khác (là người Việt gốc Hoa) để tung tin xuyên tạc, kích động. Một mặt, họ cho rằng người như bị cáo Trương Mỹ Lan, pháp luật Việt Nam sẽ không dám xử nghiêm; mặt khác, họ tung tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đang thực hiện cái gọi là “đàn áp tư sản”, rồi “khuyến cáo” các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, truyền thông mang tư tưởng thù địch còn lớn tiếng chỉ trích, phê phán hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị ở Việt Nam là “tạo ra nhiều lỗ hổng để tham nhũng phát triển”...

Nắm vững âm mưu nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng.

Đứng trên lập trường khách quan thấy rõ những luận điệu mang đầy tính hiềm khích, xuyên tạc, kích động kiểu “thuyết âm mưu” do các thế lực thù địch rắp tâm gây mâu thuẫn dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và chính sách dân tộc, tôn giáo; chính sách ngoại giao nhân dân... của Đảng, Nhà nước ta; phá hoại môi trường đầu tư và sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Chúng luôn theo dõi và bám sát những diễn biến của phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm để tung tin xuyên tạc, kích động, lèo lái dư luận... đây là thủ đoạn nằm trong chiến dịch truyền thông “bẩn” mang “thuyết âm mưu” chĩa mũi nhọn chống phá đất nước. Chúng ta chỉ cần nhìn rộng ra và xâu chuỗi các vấn đề, sự kiện trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thời gian qua, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mưu đồ này.

Hoạt động của chúng thường là trước, trong và sau mỗi vụ án, vụ việc, sự kiện... liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đưa ra ánh sáng công lý, thì truyền thông mang tư tưởng thù địch cũng dồn dập các chiến dịch tuyên truyền theo hướng đả kích, chống phá. Họ không chỉ cố tình sổ toẹt, phủ nhận thành tựu, hiệu lực, hiệu quả công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn lấy đó làm môi trường để “ký sinh” tư tưởng phản động nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Đảng ta đến cùng. Chúng cố tình “Chính trị hóa” các vụ án kinh tế, các quan hệ kinh tế với kiểu lập luận ngụy biện, lấy hiện tượng để quy kết bản chất, lấy cái cá biệt để quy chụp tổng thể... là chiêu bài được các thế lực thù địch sử dụng, “nhai đi nhai lại” liên tục. Chúng còn cho rằng “càng chống, tham nhũng càng nhiều” chúng lập luận kiểu quy chụp, phiến diện, võ đoán, cố tình “đánh bùn sang ao” nhằm gây rối an ninh chính trị, phá hoại, kìm hãm sự phát triển của đất nước. mà cố tình lờ đi rằng thời gian qua, trên thế giới nói chung, ở một số quốc gia châu Á nói riêng người ta còn truy tố, xử lý cả các nguyên thủ vì tội tham nhũng. Để khám phá, điều tra thành công một vụ án kinh tế, hoàn toàn không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật phải mất rất nhiều công sức, thời gian để truy tìm, củng cố, hoàn thiện chứng cứ, hồ sơ. 

Và vụ án xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm minh chứng cho tinh thần kiên trì, kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ... trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay giúp cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước củng cố lòng tin, kiên định với mục tiêu, chiến lược, sách lược của Đảng. Với phương châm lấy phòng ngừa là chính, “chặt cành để cứu cây”, “trị một người để cứu muôn người”..., tính nghiêm minh của pháp luật và tinh thần nhân văn xã hội chủ nghĩa trong quan điểm của Đảng đã và đang phát huy mạnh mẽ hiệu lực, hiệu quả chấn hưng, cảnh tỉnh, răn đe trong môi trường đầu tư và đời sống xã hội.

Thông qua đó, giúp chúng ta nhận diện rõ hơn những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch để có tinh thần, thái độ, phương pháp đấu tranh mạnh mẽ, hiệu quả. Mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nòng cốt là đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu..., cần thống nhất nhận thức, tuyệt đối không nghe theo, hùa theo những luận điệu xuyên tạc, phản động.

Bên cạnh đó, cần lên tiếng đấu tranh trên không gian mạng, thông qua các nền tảng mạng xã hội, vạch trần, lật tẩy, chỉ rõ những luận điệu xuyên tạc mang ý đồ đen tối của các thế lực thù địch, góp phần lành mạnh hóa môi trường truyền thông, bảo vệ vững chắc đường lối, chủ trương, nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tin, ảnh : Trung tá Phan Quốc Thiều -
Các tin khác
ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025-2030
(07/06/2025) Trong không khí trang nghiêm và phấn khởi, Đại hội Đảng bộ Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 Phiên chính thức đã diễn ra vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 07/6/2025 và thành công tốt đẹp.
ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TỔ CHỨC PHIÊN TRÙ BỊ ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025–2030
(06/06/2025) Chiều ngày 06 tháng 6 năm 2025, tại phòng họp Trường Sơn, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trung tâm đã tiến hành tổ chức phiên trù bị Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025–2030.
HƯỚNG TỚI CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025-2030
(03/06/2025) Hòa chung khí thế hân hoan phấn khởi của cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong thời gian qua, Đảng ủy Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành các bước làm tốt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Trung tâm lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên đề cao trách nhiệm trên tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao độ, tiếp tục khẳng định bản lĩnh, uy tín; cống hiến công sức, trí tuệ xây dựng Đảng bộ Trung tâm trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; lãnh đạo thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Trung tâm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Trung tâm vững mạnh toàn diện, giữ vững là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống trung tâm GDQPAN cả nước;
Thông báo tổ chức tuyển dụng nhân sự năm 2025.
(23/05/2025) Chi tiết theo file đính kèm./.
Thiếu tướng Trần Chí Tâm gặp gỡ sĩ quan biệt phái 6 tháng đầu năm 2025
(16/05/2025) Chiều 16/5, Đoàn công tác Cục Chính trị Quân khu 7 do Thiếu tướng Trần Chí Tâm, Bí thư Đảng uỷ Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu làm trưởng đoàn đã đến gặp gỡ và động viên các sĩ quan biệt phái đang công tác tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2025
Trung tâm GDQP&AN ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(16/05/2025) Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), chiều 16/5, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm và trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Các đại biểu dự Lễ khánh thành. Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Trần Chí Tâm, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7; Đại tá Đỗ Hồng Duyên, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân; đồng chí Hồ Nhựt Quang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Đặng Văn Khoa, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm GDQP&AN ĐHQG TPHCM phát biểu tại buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm GDQP&AN ĐHQG TPHCM cho biết: Việc xây dựng và đưa vào hoạt động “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” là một công trình có ý nghĩa chính trị – tư tưởng sâu sắc, thể hiện lòng biết ơ
Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học An ninh nhân dân và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(14/05/2025) Ngày 13/5/2025, tại Trường Đại học An ninh nhân dân (ANND) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học ANND và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Công bố, công khai quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(13/05/2025) Theo file đính kèm./.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
(17/04/2025) Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tổ chức buổi chiếu phim "Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối" cho đoàn viên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên K447 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM.
Hội nghị Gặp mặt Kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân Tự vệ (DQTV) Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) và Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(28/03/2025) Sáng ngày 27/3/2025, tại Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM, đã diễn ra Hội nghị Gặp mặt Kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân Tự vệ (DQTV) Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) và Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Đọc nhiều nhất
Số 1, Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phòng Tổ chức - Hành chính: 028 6272 8214 - Email:
Phòng Đào tạo: 028 6272 8217 - Email:
Phòng Quản lý sinh viên: 028 6272 8202 - Email:
ĐANG ONLINE:
19
LƯỢT TRUY CẬP:
3.485.333
© 2025 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  VỀ ĐẦU TRANG